11/19/17

Mộng tinh là gì ?



Sáng sớm, Hòa thức dậy, cảm thấy quần ươn ướt, nhưng cậu hoàn toàn không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Trong giấc mơ, người mà mình tơ tưởng lúc nào cũng như trước mặt... Đó là chuyện thường tình của những bé trai khi bước vào tuổi dậy thì. Các bạn muốn biết vì sao có chuyện ấy không?

Mộng tinh là hiện tượng xuất tinh khi nằm mơ. Nói một cách khác, đólà sự xuất tinh vô giác. Trước khi trình bày thế nào là mộng tinh, tôi xin nói thế nào làtinh dịch. Tinh dịch bao gồm những thành phần gì? Có phải một giọt tinh là một giọt máu? Có phải sau khi xuất tinh, nguyên khí sẽ bị hao tổn không? Và vì sao nam giới lại phải xuất tinh?

"Xưởng" sản xuất tinh dịch

Chúng ta hãy cùng nhau đi tham quan "xưởng" sản xuất tinh dịch. Ởnơi tiếp nối với bàng quang có một tổchức tế bào tuyến, còn gọi là tuyến tiền liệt. Phía cuối bàng quang có một khối hình nang, nằm giữa bàng quang và trực tràng, chúng ta cũng có thể gọi nó là"túi chứa tinh dịch". Lối mở của túi chứa tinh dịch hai bên được nối kết với nhau, cùng nối với ngô dẫn của hai tinh hoàn tạo thành ngô dẫn tinh; nó đi qua tuyến tiền liệt vàthông ra lỗ tiểu.


Khi bước vào tuổi dậy thì, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túi chứa tinh dịch sẽdần phát triển và trưởng thành; tinh dịch được sản sinh từ những cơ quan trên. Thường thì mỗi lần xuất tinh, số lượng tinh dịch được xuất ra khoảng 3 đến 5 ml. Trong đó, 60% có nguồn gốc từ ô chứa tinh dịch, 30-35% có nguồn gốc từ tuyến tiền liệt, số còn lại có nguồn gốc từ tổ chứ tế bào tuyến trong niệu đạo, chỉ 1% có nguồn từ ngô dẫn tinh. Hay nói một cách khác, tinh hoàn chỉ phụ trách sản xuất 1% tinh dịch. Tinh trùng do tinh hoàn tạo ra và tập trung tại mào tinh.

Các bạn đừng xem thường tỉ lệ phần trăm ít io đó. Ở những người bình thường, 1 ml tinh dịch thì có khoảng 3.000-6.000 con tinh trùng. Mỗi lần xuất tinh có khoảng vài trăm triệu con được xuất ra ngoài.

Nhưng để trứng thụ tinh, chỉ cần một con tinh trùng là đủ. Khi tinh trùng của nam giới tiếp xúc với noãn, con tinh trùng may mắn đó sẽ chui vào trong noãn, quá trình thụ tinh hoàn thành.

Tinh trùng có thể sống trong âm đạo với thời gian là8-12 giờ, nhưng ở môi trường tự do bên ngoài, nó chỉ có thể sống hơn 1 giờ. Tốc độ di chuyển của tinh trùng là 3 mm/phút. Khi tinh dịch vừa được xuất ra ngoài, nó cómàu trắng đục và đặc tựa hồ, nhưng khoảng nửa giờ đồng hồ sau, nó sẽ chuyển sang thể nước. Mỗi lần xuất tinh với một lượng nhỏ hơn 1,5 ml thì xem như không bình thường.


Trong thành phần của tinh dịch, ngoài tinh trùng ra còn có tiền liệt tố với thành phần chủ yếu là glucoza, khóang chất. Dưới con mắt của các nhà dinh dưỡng học, một vài ml tinh dịch không thể sinh ra 1 calori, cho nên ’một giọt tinh, một giọt máu’ là chuyện không thể có được. Người ta cũng không vì thỉnh thoảng di tinh mà giảm thọ. Tinh dịch được liên tục sản xuất trong cơ thể của mỗi chúng ta. Sau khi xuất tinh, lượng tinh dịch bị mất đi sẽ được bổ sung ngay sau đó. Cho nên, di tinh không thểlàm hại sức khoẻ hoặc làm hao tổn nguyên khí. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà liên tục thủ dâm, liên tục tìm cách xuất tinh ra ngoài.

Hai giai đoạn của quá trình xuất tinh

Nếu xem động tác xuất tinh giống như quá trình bật mở bóng đèn thì trung tâm gây ra phản ứng xuất tinh (nằm ơ đốt sống số 10 đến đốt sống số 12 trong hệ thần kinh cột sống) có tác dụng giống như cái công tắc điện. Khi kích thích đạt đến cao điểm, trung tâm này tạo ra các xung động tạo nên những đợt phản ứng xuất tinh.

Nói một cách đơn giản, quá trình xuất tinh có thể chia ra làm 2 giai đoạn: tập trung tinh dịch và xuất tinh. Khi trung khu thần kinh bị kích thích, nó sẽ "ra lệnh" cho thần kinh giao cảm điều phối các cơ quan như ngô dẫn tinh, túi chứa tinh dịch, tuyến tiền liệt, làm cho các cơ quan này co thắt lại, dẫn đến việc tiết dịch. Giai đoạn một đã hoàn thành. Lúc này, miệng của bàng quang sẽ đóng chặt, các cơ trong niệu đạo, túi chứa tinh sẽ co bóp, tinh trùng sẽ theo niệu đạo xuất ra ngoài.

Sau khi xuất tinh, trong khoảng thời gian ngắn, rất khó có sự cương cứng tiếp theo của dương vật. Do trong quá trình xuất tinh có sự tham gia của thần kinh cảm giác và sự co giãn của cơ nên sau khi xuất tinh xong, người ta có cảm giác bay bổng, cơ thể như vừa trút xong gánh nặng vậy.

Mộng tinh, di tinh là hiện tượng bình thường

Tại sao lại có hiện tượng xuất tinh trong khi ngủ? Thường người ta cho rằng nó có liên quan đến hiện tượng gọi là "xuân mộng". Hầu hết sau cơn mơ, mọi người thường không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Khi con người ơ trong trạng thái nghỉ ngơi, thần kinh giao cảm ơ trong trạng thái "lặng" nên dễ dàng bị kích thích. Một số người không hề có hiện tượng này, đó không phải làbệnh lý. Khi tinh dịch ở tình trạng đầy thì sẽ bài tiết ra ngoài theo đường tiểu. Do đó, bạn không phải quá lo lắng về chuyện tinh dịch tồn chứa trong cơ thểlâu ngày sẽ bị hư.

Có những bậc cha mẹ đưa con đến bệnh viện trong tâm trạng rất lo lắng, họ cho rằng sở dĩ con họkhông tập trung tư tưởng khi nghe giảng, hay quên, học tập sa sút là do bị di mộng tinh. Vả lại, một số quảng cáo, báo chí cũng có quan điểm tương tự như vậy. Điều đó khiến họ tin tưởng rằng tinh dịch, huyết và nguyên khí có mối liên hệ với nhau. Thật ra, khi bước vào tuổi trưởng thành, hiện tượng đó xảy ra hầu hết đối với các em nam nên không cần lo lắng thái quá. Khoảng cách giữa các lần mộng tinh tùy thuộc vào mỗi người. Có những người do quá mệt mỏi dẫn đến mộng tinh; có những người sau khi bị mộng tinh cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này cũng không hề chứng tỏ khả năng tình dục của bạn có vấn đề, mà ngược lại, nó chứng tỏ quá trình sản xuất tinh dịch của cơ thể bạn là bình thường.

Khi tuổi còn trẻ, không thể vì bị di tinh mà không có con, bị bệnh bất lực, cơ quan sinh dục phát triển không bình thường hay ảnh hưởng đến sức khoẻ khi về già, và cũng không thể vì bị mộng tinh mà thi trượt. Các vị hòa thượng, linh mục tuy là giới sắc tôn giáo nhưng thỉnh thoảng cũng có hiện tượng di tinh, huống hồ là chúng ta. Di mộng tinh ơ nam giới cũng giống như hiện tượng kinh nguyệt ơ nữ giới vậy, đều là hiện tượng sinh lí bình thường của cơ thể, không thể bị chỉ trích hay trừng phạt. Các bậc cha mẹ và các thanh thiếu niên nên hiểu chuyện ấy.

No comments:

Post a Comment